TPP mang đến lợi ích kép cho doanh nghiệp Việt Nam
Theo đánh giá của các doanh nghiệp (DN), hiệp hội, ngành hàng, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang mở ra một cơ hội vô cùng lớn cho cộng đồng DN Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể hưởng lợi ích mà TPP mang lại, DN Việt sẽ phải đối mặt không ít thách thức.
TPP sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt nam, ngay cả những người dân bình thường cũng được hưởng lợi dù các lợi ích đó không hữu hình ngay lập tức. nhưng sẽ có thời điểm, sau một đêm thức dậy, bạn phát hiện nhiều sản phẩm và dịch vụ với giá cạnh tranh mà bạn chưa bao giờ thấy trước đó.
Cùng lúc, thu nhập của đất nước tăng lên nhờ tăng xuất khẩu và giá trị gia tăng. Mọi người sẽ bắt đầu có cảm giác rằng cuộc sống của họ sẽ tốt đẹp hơn một vài năm trước.
Tuy nhiên, tác động của TPP sẽ không đến ngay lập tức mà còn phải chờ khoảng 4 - 5 năm nữa, tùy thuộc vào sự cải cách của chính phủ và quyết tâm đổi mới của các doanh nghiệp trong nước”.
Với TPP, cả xuất khẩu và nhập khẩu của Việt nam đều hưởng lợi. cụ thể, thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Việt nam - như quần áo, dệt may, da giày, và có thể là nông sản như gạo, cà phê... - sẽ được mở rộng.
Đặc biệt, việc giảm thuế quan cũng giúp các doanh nghiệp Việt nam tiết kiệm được hàng tỉ USD tiền thuế nộp cho nước nhập khẩu mỗi năm. Chẳng hạn, theo Ủy ban Thương mại quốc tế hoa kỳ (ITC), Việt nam là nước trả thuế nhập khẩu lớn nhất cho hoa kỳ trong năm 2014 với hơn 3,28 tỉ USD.
Về lĩnh vực nhập khẩu, Việt nam có thể trở thành một trung tâm sản xuất nhiều mặt hàng và thu hút thêm nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI).
Vốn FDI và sức ép cạnh tranh sẽ giúp nâng giá trị gia tăng của các hàng hóa được sản xuất ở Việt nam, chưa kể sự cạnh tranh và tiếp cận thị trường tăng lên có thể giúp thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp mới ở Việt nam.
Tuy nhiên, Việt nam cũng đối mặt với nhiều thách thức lớn bởi không chỉ giảm thuế quan, TPP còn quy định các rào cản phi thuế quan như các tiêu chuẩn về lao động và môi trường. người tiêu dùng các nước sẽ đòi hỏi các sản phẩm có chất lượng cao nhất, cùng các tiêu chuẩn cao về môi trường, không sử dụng lao động trẻ em...
Ngay sau khi nhận được thông tin kết thúc đàm phán TPP, Ông Nguyễn Tôn Quyền - Phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt nam (VIFORES) phấn khởi cho biết, TPP sẽ mang đến nhiều cơ hội cho ngành gỗ hơn là thách thức bởi 12 quốc gia thành viên TPP đều có tiềm lực mạnh.
Quan trọng hơn các quốc gia này có mối quan hệ bạn hàng lâu năm với Việt nam như Mỹ hiện là thị trường lớn của xuất khẩu gỗ với kim ngạch chiếm 30% trong tổng giá trị toàn ngành.
Nhật Bản đứng hàng top 5 trong các nước nhập khẩu gỗ Việt nam. Các nước khác như Úc, Canada… cũng đã nhập đồ gỗ từ Việt nam lâu nay. Một thuận lợi nữa là về xuất xứ gỗ phải có nguồn gốc từ các nước thành viên TPP, trong khi Việt nam đang nhập khẩu số lượng lớn nguyên liệu gỗ từ Mỹ và một số nước thành viên TPP. Bên cạnh đó, công nghệ của các nước này rất hiện đại, trước đây Việt nam phải nhập khẩu về với giá cao nhưng sắp tới sẽ được ưu đãi rất nhiều. Tuy nhiên, để tận dụng hết những cơ hội trên thì ngành gỗ phải làm rất nhiều việc như tự nâng cao trình độ, chất lượng sản phẩm, tự tìm hiểu đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao và gấp rút phổ biến những cơ hội mà TPP mang lại đến cộng đồng DN.
Gỗ Việt số 72 - Tháng 10,2015